CHỦ ĐỀ: LỜI
THÌ THẦM CỦA BIỂN CẢ
I.
DẪN NHẬP
(Background - cảnh bãi biển)
Xin
mời cộng đoàn cùng ngồi trong tư thế bình an. Hãy nhắm mắt lại, ý thức sự nhỏ
bé của chúng ta trước sự rộng lớn của vũ trụ trong tình yêu thương của Thiên
Chúa.
Hãy
tưởng tượng khung cảnh tôi đang đứng trước một bãi biển rộng lớn, trải dài đến
tận chân trời, bãi cát vàng mênh mông và làn nước trong xanh. Xa xa, mặt trời
chiếu những tia nắng hoàng hôn báo hiệu ngày sắp kết thúc. Tôi lắng nghe từng
đợt sóng vỗ vào bờ, những lớp sóng nối tiếp nhau ào ào như một bản nhạc kỳ vĩ.
Tôi nghe thấy tiếng hải âu gọi đàn. Tôi tận hưởng những làn gió mát và khung
cảnh đó mang đến một sự dịu êm nơi tâm hồn.
Trong sự thinh lặng và giữa khoảng
không vô tận ấy, ta lắng nghe được những tiếng thì thầm của biển cả, những lời
chúc tụng và ngợi khen Thiên Chúa, bao gồm cả những nỗi lòng và lời tâm sự nơi
lòng biển thẳm sâu.
Nhạc sóng vỗ: https://www.youtube.com/watch?v=s9rup0Pxd4s
II.
NỘI DUNG
Thánh
vịnh 104, 1-25
“Chúc tụng CHÚA đi, hồn tôi hỡi! Lạy CHÚA là Thiên Chúa con
thờ, Chúa muôn trùng cao cả! Áo Ngài mặc: toàn oai phong lẫm liệt,
cẩm
bào Ngài khoác: muôn vạn ánh hào quang. Tầng trời thẳm, Chúa căng như màn
trướng,
điện cao vời, dựng trên khối nước cõi thanh
không. Chúa ngự giá xe mây, Ngài lướt bay cánh gió.
Sứ giả Ngài: làm gió bốn phương, nô bộc Chúa:
lửa hồng muôn ngọn.
Chúa lập địa cầu trên nền vững, khôn chuyển
lay muôn thuở muôn đời!
Áo vực thẳm choàng lên trái đất, khối nước
nguồn tụ lại đỉnh non cao.
Nghe tiếng Ngài dọa nạt, chúng đồng loạt chạy
dài; sấm Ngài mới rền vang, chúng kinh hoàng trốn thoát,
băng qua núi qua đồi, chảy xuôi ra đồng nội về
nơi Chúa đặt cho.
Ngài vạch đường ranh giới ngăn cản chúng vượt
qua, không còn cho trở lại dâng lên ngập địa cầu.
Chúa khơi nguồn: suối tuôn thác đổ, giữa núi
đồi, lượn khúc quanh co,
đem nước uống cho loài dã thú, bầy ngựa hoang
đang khát được thỏa thuê.
Bên
dòng suối, chim trời làm tổ, dưới lá cành cất giọng líu lo.
Từ
cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi, đất chứa chan phước lộc của Ngài.
Ngài khiến mọc cỏ xanh nuôi sống đàn gia súc,
làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng. Từ ruộng đất, họ kiếm ra cơm
bánh,
chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người, xức
dầu thơm cho gương mặt sáng tươi, nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ.
Công
trình Ngài, lạy CHÚA, quả thiên hình vạn trạng! Chúa hoàn thành tất cả thật
khôn ngoan, những loài Chúa dựng nên lan tràn mặt đất.
Này
đại dương bát ngát mênh mông, nơi muôn vàn sinh vật to lẫn nhỏ vẫy vùng”
2.1 Lời tạ ơn của Biển Cả
“Nhìn từ trên cao xuống, trái đất
xuất hiện như một "viên đá cẩm thạch màu xanh" với các dạng khác nhau
của nước: nước mặn ở các đại dương, các khối băng ở hai cực và những đám mây
hơi nước” (wikipedia). Từ những mảng màu
xanh dương đó, người ta gọi tên tôi là Biển Cả. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã dựng nên
tôi. Tôi chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất. Từ khi tác thành vũ trụ, Thiên
Chúa đã trao cho tôi sứ mạng làm đẹp cho cuộc đời và duy trì sự sống trên trái
đất. Một cách âm thầm, ngày ngày tôi
cung cấp một lượng hơi nước lớn để tạo thành những hạt mưa tươi mát cho bầu khí
quyển. Không có đại dương, các lục địa sẽ
trở thành những hoang mạc khô cằn, thiếu sức sống. Môi trường sống của loài
người và các sinh vật trên trái đất sẽ trở nên khắc nghiệt hơn. Tôi tự hào là nơi ẩn náu của hơn 230.000 loài
sinh vật biển. Chúng sinh sống và sinh sôi nảy nở lan rộng khắp 4 Đại dương.
Nơi lòng biển, tôi nơi cung cấp thực phẩm và các nguyên liệu, khí đốt,.. giúp
phát triển, thăng tiến và nuôi sống con người cùng muôn loài sinh vật. Tôi đẩy
gió ra khơi và làm căng cánh buồm giúp con người di chuyển và giao thương giữa
5 Châu lục với nhau. Từ tận sâu dưới đáy biển, tôi mang những bí ẩn mà con
người qua mọi thời đại vẫn tiếp tục khám phá. Qua đó, họ nhận ra quyền năng và
tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa dành cho con người.
Nghe hát:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ky-cong-thien-chua-thu-phong.3OAf0bUinmHv.html
2.2 Biển Cả và những
nỗi đau do ô nhiễm môi trường biển
(Sau mỗi ý sẽ chiếu hình ảnh minh họa)
Thiên
Chúa
tạo dựng nên tôi tốt đẹp là thế, thế nhưng vì sự vô tình và thờ ơ của con
người, tôi đã mang trong mình những vết thương chưa được chữa lành.
Mỗi ngày, tôi phải hứng chịu vô vàn rác
thải nhựa từ những sinh hoạt hàng ngày của con người: túi nilon, chai nhựa, ly
nhựa, bát đĩa nhựa, vỏ bọc, hộp đựng từ nhựa,…
Và tổng cộng mỗi năm tôi phải mang trong
mình gần 14 triệu tấn chất thải nhựa. Trong đó:
94% rác thải nhựa tập trung ở đáy đại dương, với mật độ
lên đến 70 kg/km², 5% rác thải nhựa nằm gần bờ biển, với mật độ 2.000 kg/km²,
1% rác thải nhựa nổi trên bề mặt biển, với mật độ chỉ 0.74 kg/km².
Sử dụng các sản phẩm từ nhựa đem lại cho con người sự dễ
dàng, tiện nghi và thuận lợi, nhưng chúng lại gây ra những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng khi tần suất sử dụng quá lớn so với thời gian phân hủy. “Rác nhựa
không có khả năng tự phân hủy sinh học, chúng chỉ có thể vỡ thành những mảnh
nhỏ và trôi nổi khắp nơi. Nếu có tác động của ánh sáng mặt trời thì cũng phải
nhiều thế kỷ nhựa mới phân hủy được”. (Nguồn internet )
Vết
thương của tôi ngày càng thêm nghiêm trọng khi con người đẩy mạnh phát triển
công nghiệp hóa, đô thị hóa khiến. Nhiều
chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp như: hóa chất, dầu mỡ, kim loại nặng; nước
thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học,...
chúng trôi ra sông và đổ dồn về phía tôi. Tôi bị bao vây và xâm nhập bởi hàng
tấn nước thải và rác thải chưa qua xử lý. Tôi phải sống chung với các chất ô
nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước.
Các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng
sản biển mang lại cho con người một nguồn lợi đáng kể. Nhưng nguy cơ tràn dầu
từ tàu thuyền hoặc cháy các giàn khoan gây bao đau đớn cho tôi và các loài sinh
vật. Dưới những loang lổ đầy sắc màu của nhiều mảng dầu bị tràn, con người đâu
biết rằng các màng dầu đó làm ngăn cản sự trao đổi oxy giữa không khí và nước,
vì thế cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn.
Ngoài ra, khi hiện tượng tảo nở hoa xuất
hiện và làm xanh ngắt cả một vùng nước rộng lớn. Màu xanh này mang đến một sự
chết chóc và làm giảm oxy trong nước và chúng giết chết động vật biển. Nhưng
con người nào đâu có biết nguyên nhân đến từ việc họ đã sử dụng quá mức phân bón và thuốc trừ sâu
trong nông nghiệp. Các chất độc hại này theo dòng chảy của sông ngòi và đến với
tôi.
Những khối băng ở hai cực trái đất là
nguồn dự trữ nước ngọt khổng lồ của thế giới ( wikipedia). Vào một ngày kia,
nhiệt độ trái đất trở nên nóng lên bất thường bởi hiện tượng hiệu ứng nhà kính
gây ra. Những lớp băng trắng tinh dần dần tan chảy, chúng tách rời nhau thành
những mảng to nhỏ trôi nổi thành một dòng sông băng. Sự giá lạnh của dòng sông
này mang đến sự hủy diệt, gây nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu: bão lũ, hạn
hán,... mất đi sự cân bằng hệ sinh thái biển và nhiều hiện tượng xâm nhập mặn
xảy ra.
Tất cả những nỗi đau này là một lời cảnh
báo rằng: “Chính vì sự ích kỉ và mất đi tình liên đới mà con người quên mất
trách nhiệm của họ đối với tôi.”
Tôi đau đớn khi chứng kiến những sinh vật
biển ngày càng èo uột. Những rặng san hô mà tôi đã nuôi dưỡng suốt bao năm qua
giờ đây đang chết dần chết mòn và từ từ biến mất dưới lớp nước mờ đục. Những
loài cá là những người bạn của tôi giờ đang bơi trong môi trường bị ô nhiễm,
ngày càng yếu đuối. Không chỉ thế, các loài động vật biển bắt đầu ăn phải những
mảnh nhựa, những hóa chất vào cơ thể có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa và
sự sống từ từ bị đe dọa. Trung bình, mỗi con cá chứa khoảng 2,1 mảnh nhựa. Các loài
như rùa, chim, và động vật có vú thường nhầm lẫn nhựa với thức ăn. Bạn rùa biển
hồn nhiên thường nhận nhầm túi nilon là sứa, trong khi hải âu ngây thơ lại
tưởng mảnh nhựa đỏ là mực.
Và những con người, họ không biết rằng
khi họ ăn hải sản từ tôi, các chất độc hại trong đó xâm nhập vào cơ thể khi họ
tiêu thụ, gây ra các bệnh về tiêu hóa, ung thư hoặc các vấn đề thần kinh. Ô
nhiễm môi trường biển làm giảm chất lượng và số lượng các loài thủy sản, ảnh
hưởng đến kế sinh nhai của hàng triệu người phụ thuộc vào ngư nghiệp.
Trong thinh lặng, các bạn hãy lắng nghe
những lời thì thầm của tôi từ tận đáy lòng: “ Bạn hãy nghĩ đến biển cả, hãy
chăm sóc và bảo vệ vẻ đẹp nguyên sơ của các đại dương mà thuở ban đầu
Thiên Chúa đã tạo dựng nên”.
Hỡi con người, các bạn sẽ làm gì đây?
Nhiều lúc chỉ với một hành động nhỏ nhặt của sự bác ái, hy sinh, từ bỏ một thói
quen không tốt, là bạn đã góp một phần lớn đối với sự cân bằng sinh thái. Đôi
khi, chỉ với những ý nghĩ liên đới và lạc quan lóe lên trong đầu bạn, thì cũng
đã góp phần lan tỏa sự bình an, hy vọng đến một nơi nào đó trên trái đất.
Hiện tại, trong tâm hồn bạn được thúc đẩy làm điều
gì để góp phần duy trì và bảo vệ môi trường biển?
Lạy
Chúa, giờ đây con cảm thấy những con sóng của mình không còn vỗ về với sự tự do
nữa, thay vào đó là sự dồn nén, nặng nề và bị vấy bẩn. Nhưng dù có bị ảnh hưởng
đến đâu, con vẫn không ngừng hy vọng. Con hy vọng vào những trái tim còn biết
yêu thương, biết bảo vệ và trả lại cho con sự tươi đẹp, giúp hồi phục sức sống
từ bên trong từ những con người mang đến sự chữa lành. Nhờ đó, mọi sinh vật có
thể sống tràn đầy và một lần nữa con lại trở thành mái nhà an toàn và đem lại
sự sống cho thế giới.
Hát: Lời nguyện trên
trái đất
III.
KẾT THÚC
Lạy Chúa lời thì thầm của Biển Cả cũng
chính là lời tâm sự của mỗi tiểu vũ trụ trong thế giới rộng lớn này. Và chúng
con cũng mang lấy những tâm tư, khắc khoải về một sự liên đới với các thụ tạo
khác trong cùng một Đấng Tạo Hóa.
Giờ đây, cùng với các tạo vật và trong tâm tình yêu mến, hiệp thộng chúng con nắm tay nhau và cất lên lời cầu nguyện cho trái đất theo tâm tình của Đức Thánh Cha Phanxicô:
( Trích tài liệu: ngày thế giới chăm sóc
thọ tạo, 2022)
(Những số liệu trong phần suy niệm, tham khảo
internet)
Maria
Hảo,RNDM
&
Matta Vàng, RNDM