CHÚA NHẬT 31-
THƯỜNG NIÊN A
I.
MỞ
ĐẦU
“Lạy Chúa Giê-su Thánh
Thể. Chúa là thức ăn, thức uống của con. Càng ăn, con càng đói ; càng uống, con
càng khát ; càng sở hữu, con lại càng ước ao. Chúa ngọt ngào trong cổ họng con
hơn cả tầng mật ong, vượt quá mọi thứ ngọt ngào khác trên đời. Lúc nào con cũng
thấy đói khát và ước ao, vì con không sao múc cạn được Chúa. Ngài nghiền nát
con hay con nghiền nát Ngài ? Con chẳng rõ ; vì ở thẳm sâu lòng con, con cảm thấy
cả hai. Chúa đòi con nên một với Ngài, đòi hỏi đó làm cho con đau đớn, vì con
không muốn từ bỏ những thói quen của con để ngủ yên trong tay Chúa. Con chỉ biết
tạ ơn Chúa, ca ngợi và tôn vinh Chúa, bởi đó là sự sống đời đời cho con.” (Trích
Rabbouni trang179)
Hát: Con
ơi Ta chờ, sách CTT trg 48, câu 1
II.
SUY
NIỆM
Tin
Mừng Mt (Mt23, 1-12)
Qua trang Tin mừng, chúng ta có thể hình dung ra người
Pha-ri-sêu có dáng vẻ bên ngoài chỉn chu và đạo đức với những tua áo dài, đeo những hộp kinh
thật lớn. Họ là
những người có thế giá,
được
ngồi trên tòa ông Mô-sê mà giảng dạy. Tiếc thay, “họ
làm tất cả mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy.”(Mt 23,5). Và đã không ít lần Đức Giêsu buồn khổ
khi khiển trách họ: “Khốn cho các người,
hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các
ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ tốt đẹp,nhưng bên trong đầy xương
kẻ chết và mọi thứ dơ nhớp.”(Mt 23, 27)
Đức Giêsu nghiêm khắc chỉ trích
thái độ giả hình của nhóm Kinh sư và người Pharisêu, họ sống đạo hình thức mà
quên đi cái cốt lõi của đạo: lòng mến Chúa chân thật và yêu thương con người. Họ thường phô trương, tự phụ,
tranh giành địa vị, tìm kiếm danh vọng và muốn tôn mình lên cao hơn mọi người.
Họ biến việc thờ phượng Chúa thành tôn thờ bản thân, vun vén cho cái tôi phô
trương ích kỷ, làm việc tốt với ý hướng đen tối nhằm được ca tụng, thán phục.
Nếu Chúa Giêsu sống vào thời của
tôi, Ngài sẽ nhận xét gì về cách sống đạo của tôi? Liệu Ngài buồn khổ để thốt
lên: “Khốn cho các
người, hỡi những kẻ giả hình! Các
ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ tốt đẹp,nhưng bên trong đầy xương
kẻ chết và mọi thứ dơ nhớp.”?
Những người Pha-ri-sêu “làm tất cả mọi việc
cốt để cho thiên hạ thấy.” Còn chúng ta làm tất cả mọi việc cốt vì điều gì?
(Thinh lặng)
Trong đời sống đạo, không ít lần chúng ta thực
hành việc đạo đức: đi lễ, đọc kinh, bố thí, hy sinh, ăn chay, cầu nguyện… mà
thiếu tình yêu. Nhìn dáng vẻ của người pharisêu giả hình, tôi cũng thấy chính tôi:
háo danh, phô trương, ích kỷ, hơn thua, giả hình…Cũng như Pharisêu, càng giả
hình thì càng đẩy tôi xa Chúa và xa tha nhân, và cũng chẳng bao giờ có sự bình
an thật nơi một con tim giả hình.
(Thinh lặng)
Lạy Chúa Giêsu,
khi đến với nhau,
chúng con thường mang những mặt nạ.
Chúng con sợ người khác thấy sự thật về mình.
Chúng con cố giữ uy tín cho bộ mặt
dù đó chỉ là chiếc mặt nạ giả dối.
Khi đến với Chúa,
chúng con cũng thường mang mặt nạ.
Có những hành vi đạo đức bên ngoài
để che giấu cái trống rỗng bên trong.
Có những lời kinh đọc trên môi,
nhưng không có chỗ trong tâm hồn,
và ngược hẳn với cuộc sống thực tế.
Lạy Chúa Giêsu,
chúng con cũng thường ngắm mình trong gương,
tự ru ngủ và đánh lừa mình,
mãn nguyện với cái mặt nạ vừa vặn.
Xin giúp chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ,
đã ăn sâu vào da thịt chúng con,
để chúng con thôi đánh lừa nhau,
đánh lừa Chúa và chính mình.
Ước gì chúng con xây dựng bầu khí chân thành,
để chúng con được lớn lên trong bình an.
(Rabbouni Lời nguyện 091)
Hát: Chúa sống trong tôi,
sách TC II, tr 77, câu 3,4
Đối
lại với hình ảnh nhóm Pharisêu trịnh trọng với tua áo dài, đeo những hộp kinh thật lớn,
ngồi tòa ông Môsê giảng dạy, là một Đức Giêsu khó nghèo, tự hủy. Người không có những tua áo dài thu hút sự chú ý,
không oai vệ ngồi trên tòa Môsê giảng dạy, nhưng là rong ruổi trên mọi nẻo đường
giãi dầu mưa nắng“Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con
Người không có chỗ tựa đầu.”, một Đức Giêsu tự hạ cúi xuống rửa
chân cho các môn đệ, thay vì tìm chỗ nhất về danh dự, trái lại, Người đã chọn
nơi cao nhất là thập giá trên Núi sọ để chịu sỉ nhục nhất.
Nhìn
lại cách sống và những chọn lựa hằng ngày của tôi, tôi thấy mình giống Chúa Giêsu
hay người Pharisêu hay một hình mẫu nào khác?
(Thinh lặng)
“Khiêm
nhường là một đức tính được Thiên Chúa ưa thích, khác với tính tự cao tự đại,
có thể so sánh với những ngọn đồi. Trái lại, đức khiêm nhường giúp chúng ta đào
sâu những trũng thấp để đón nhận những hồng ân của Thiên Chúa, không thể dừng lại
ở những ngọn đồi, nhưng chảy xuống và đọng lại ở những trũng thấp dưới chân đồi.”
(Thiên Phúc, Tất cả là hồng ân,
tr 12)
“Lạy Chúa, Chúa yêu thương người
khiêm nhường, vì người khiêm nhường thì nhận biết sự thật. Xin cho con biết sự thật về con chính là thụ tạo
yếu hèn và bất toàn, và nhận biết Chúa là tất cả.
Hát: Biết Chúa biết con, sách
TC2 trg 70 câu 1, 2, 5
“Tất cả anh em đều là anh em với nhau”
Nếu
trong gia đình hay trong cộng đoàn tu,… khi các thành viên không còn coi nhau
là anh chị em thì dẫn
đến hậu quả là: bất công, vô cảm, tranh giành, đấu đá, ganh tỵ, quan liêu, hách
dịch, tự kiêu và dối trá...và ngay hôm nay trong các gia đình, cộng đoàn, vẫn
còn tình trạng loại trừ, chia rẽ và trên bình diện quốc gia thì đất nước
Ukraina và Nga, Palettine và Israel vẫn còn chìm trong khói lửa.
Ước mơ lớn nhất của
anh cả Giêsu dành cho đàn em “anh em chỉ có một Cha
trên trời còn tất cả anh em đều là anh em với nhau”. Cũng
vì giấc mơ này mà anh cả của nhân loại đã phải trả giá bằng máu và cả mạng sống
của Người. Giấc mơ ấy còn dang dở vì chúng ta chưa nhận nhau là anh chị em. Cho
đến bao giờ giấc mơ của Đức Giêsu mới trở thành hiện thực đây? Chúng ta sẽ làm
gì để giấc mơ của anh cả Giêsu được hiện thực ngay chính trong tâm hồn tôi và
nơi cộng đoàn của tôi?
Thánh Phaolô đã chỉ cho
chúng ta: “anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn
hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau, nếu người này có
chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng
hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là
dây ràng buộc điều toàn thiện. Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong
lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một thân thể.
Ngay hôm nay tôi sẽ mặc
lấy tâm tình nào của Đức Giêsu để xây dựng xây dựng gia đình của Thiên Chúa
ngay trong cộng đoàn tôi?
Hát: Bài
ca yêu thương, sách TC II, tr 68, câu 1, 2, 3
III.
LỜI
NGUYỆN KẾT
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, vì yêu Chúa đã muốn ở mãi trong
chúng con. Xin làm bùng lên ngọn lửa Tình yêu Chúa trong tim chúng con để chúng
con trở thành chứng nhân của Chúa nơi cộng đoàn và giữa lòng thế giới hôm nay.
Amen.
Hát: Phút
an bình, sách CTT trg 61
Teresa Huyền Trang
Tập viện dòng ĐBTG