Trời tối, anh chàng kia ra ngồi trước hiên nhà, cúi
gập đầu nhìn vào chậu nước. Ông hàng xóm quan sát thấy lạ nên đến hỏi:
- Anh đang làm gì vậy?
+ Tôi chiêm ngắm mặt trăng trong chậu nước để có cảm
hứng làm thơ…
- Cổ của anh bị gãy rồi ah? Sao không ngẩng lên để
chiêm ngắm trực tiếp vầng trăng trên bầu trời!
Giữa
lý thuyết và thực tại, ngôn ngữ và hành động là hai khoảng cách xa vời. Cha
Anthony De Mello nói: “Thế giới chúng ta đang sống giống như một viện tâm thần,
bởi hầu hết đã đánh mất thực tại. Người ta sống bằng những ngôn từ, nuôi dưỡng
mình bằng những ngôn từ, tung hê nhau bằng những ngôn từ… Không có ngôn từ, người
ta không chịu nổi”.
Người
dân ngoài đảo Hải Tặc không ai biết lý thuyết về các kiểu bơi như bơi bướm, bơi
trườn sấp, bơi ngửa, bơi ếch…, nhưng cứ nhảy xuống nước là họ bơi đố ai theo kịp.
Dân đảo cũng không được học chi tiết và “trực quan sinh động” về sinh vật biển,
nhưng hỏi con gì họ cũng biết tên và tập quán sinh sống của nó. Họ cũng không
biết gì về môn Động lực học, hay cấu tạo chi tiết máy móc tàu bè… nhưng thanh
niên hầu như ai cũng biết điều khiển tàu ghe. Họ không có bằng chuyên môn về
Khí tượng học, nhưng nhìn trời đất xác định phương hướng gió mưa mấy ai bằng…
Thực
tại đến từ trải nghiệm, trải nghiệm đem lại xác tín, xác tín sinh ra kinh nghiệm…
Dù nó không bài bản và văn hoa thì vẫn giá trị cho Chúa cho đời gấp ngàn lần những
ngôn từ sáo rỗng, giả tạo vốn đang rất thịnh trong những xã hội nặng hình thức,
và cả tôn giáo nữa. Cứ quanh quẩn ôm mớ “lý luận” và đua nhau múa mép thì còn
khổ dài dài.
Lm.
Giuse Nguyễn Đức Thịnh