TẬP SINH NĂM 1 2023

NHÓM TIÊN KHẤN 2023

Chuẩn Sinh Dòng Đức Bà Truyền Giáo 2023


MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ STROKE

MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ STROKE

Bài viết này, tôi viết như một món quà tri ân đã đăng nhiều lần. Năm nay vẫn đăng lại. Kiến thức phòng bệnh phổ thông càng lan rộng càng có lợi cho cộng đồng. Xin đăng lại:

Chúng ta thường nghe một thuật ngữ là STRESS, từ này được sử dụng trong nhiều trường hợp, nhiều ngữ cảnh. Dù nó được dùng rất phổ biến nhưng chính xác hay không chính xác thì tùy hoàn cảnh. Theo cách hiểu chung chung thì Stress có nghĩa là tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, chịu áp lực kéo dài dẫn tới nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe, tới cuộc sống và quá trình sinh hoạt, quá trình lao động kiếm sống. Xét Đơn giản hơn thì stress chỉ tình trạng một người bị đặt trong tình trạng chịu áp lực cuộc sống kéo dài. Từ tương đương cũ hay dùng là suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, để chỉ một trạng thái kéo dài gây liên quan đến nhiều bệnh lý.

Nhưng nếu Stress kéo dài, nặng nề gây nhiều rối loạn bệnh lý từ nhẹ đến nặng thì hậu quả cấp tính của nó là STROKE thì nhiều khi vẫn chưa nhận thức đầy đủ.

Nói STRESS là một tình trạng có tính Nguyên nhân, thì STROKE là Hậu quả. Nó không chỉ là một Bệnh, mà có thể là một nhóm Bệnh, và thực tế là một loại Cấp cứu nặng nề và chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất. Chúng ta thường gặp, thường nghe, thường đề phòng Cái chết đột ngột (Đột tử). Đột tử ngay lập tức gắn với Chưa rõ nguyên nhân, sau khi được làm rõ nguyên nhân tử vong thì thường là hậu quả của STROKE.

Sự thiếu quan tâm hay không hiểu biết cặn kẽ về STROKE nên hay bị bỏ qua, từ đó chưa rõ, chưa biết cách phòng ngừa, phát hiện, cấp cứu, một số biện pháp điều trị thông thường để tự bảo vệ, giữ an toàn tính mạng cho bản thân, gia đình và bạn bè xung quanh.

Tiếng Việt, STROKE được dịch theo nghĩa y khoa là ĐỘT QUỴ. ĐỘT QUỴ được một số tài liệu gọi là, được hiểu là Tai biến mạch máu não. Nhưng Tai biến mạch máu não – gọi chính xác là ĐỘT QUỴ NÃO, chỉ là một loại Đột quỵ do nguyên nhân bệnh lý của Hệ thần kinh trung ương. Còn có ĐỘT QUỴ do nguyên nhân từ bệnh lý tim mạch. Có ĐỘT QUỴ do nguyên nhân rối loạn Nội tiết, Nội môi cấp tính và nặng nề.

A, ĐỂ PHÁT HIỆN ĐỘT QUỴ, cần và nên chú ý đến các triệu chứng rất đặc trưng như sau:

– Các dấu hiệu rối loạn thần kinh: Chóng mặt, choáng váng, đau đầu đột ngột như sét đánh; đột ngột bị á khẩu; hay là nói năng ú ớ, lảm nhảm lẫn lộn, vô nghĩa hoặc cấm khẩu. Ngủ gà, ý thức hoàng hôn… nặng hơn là hôn mê ngay lập tức.

– Các dấu hiệu rối loạn vận động: Yếu chi thể, bại một bên, liệt nửa người hay một vài chi thể, liệt mặt… mất vận động chủ động hay thụ động. Các rối loạn khác như co giật giãy giụa vô thức… Run rẩy hay ngã, vấp bất thường, lăn đùng ra đất.

– Các dấu hiệu rối loạn cảm giác: Mất cảm giác một phần hay toàn bộ. Xuất hiện dị cảm như bỏng rát, đau xé ngực, buốt óc…

– Các rối loạn về thị giác: Nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn gà hóa cuốc, ruồi bay trước mặt hay tối sầm, thế giới xung quanh quay cuồng như trong cơn bão lốc…

– Các rối loạn về tiêu hóa, bài tiết: Nôn ói, trớ, nhểu nước bọt bên mép. Nặng hơn là đái, ỉa tự động, vãi ra quần. Mồ hôi toát đầm đìa, mồ hôi lạnh toát….

– Các rối loạn về hô hấp : Thở khò khè, thở rống ngắt ngừng, thở chậm, ngừng thở hay thở theo các chu kỳ lạ lùng…

– Các dấu hiệu về tim mạch: Mạch nhỏ, nhanh chậm không đều. Huyết áp tụt thấp hay không đo được. Đầu ngón tay ngón chân, cánh mũi tím tái. Da lạnh, vã mồ hôi hột, thất khiếu (Các lỗ tự nhiên: Mắt, mũi, miệng, tai, hậu môn, miệng sáo, âm đạo, lỗ chân lông…) thoát dịch ( Trạng thái Thoát dương ).

Các triệu chứng thì nhiều nhóm, nhiều kiểu như vậy, nhưng đơn giản và nhanh nhất chúng ta hãy ghi nhớ 3 chữ cái đầu của từ STROKE:

S của Smile (Cười) : Bảo người bệnh Cười, cười to chủ động lên, nếu được thì tạm yên tâm, nếu không: Gợi ý tới STROKE ngay.

T của Talk (Nói): Bảo bệnh nhân nói A, nói B… hay chưởi cũng được miễn là chính xác theo yêu cầu, nếu không, là có khả năng bị STROKE.

R của Raise (Đưa tay lên, dạng khép chân ): Bảo bệnh nhân chủ động vận động tay nâng lên, chân dạng khép và nâng đầu gối lên… đặt tay, chân nâng cao và giữ lại ở tư thế đó. Được thì tốt, không được thì gay go và phải chuyển ngay vào các Trung tâm cấp cứu, nhập viện ngay lập tức.

B, CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP:

1, Nguyên nhân do bệnh lý Thần kinh: Thường gọi là ĐỘT QUỴ NÃO.

– Do tai biến mạch máu não: Tắc mạch não gây nhồi máu não, Vỡ mạch máu não gây xuất huyết não… Co thắt mạch máu não tạm thời cũng là một nguyên nhân được nêu ra nhưng hiếm và không thực sự rõ ràng.

– Do tổn thương hành tủy cấp: Chấn thương cấp như ngã đập gáy, chặt tay mạnh vào gáy… Gây tổn thương hành tủy, não bộ cấp.

2, Nguyên nhân do bệnh lý tim mạch:

Nhồi máu cơ tim cấp, phình bóc tách động mạch chủ cấp, block Nhĩ – Thất hoàn toàn… Cao huyết áp kịch phát, cao huyết áp cộng stress kéo dài dẫn tới tai biến mạch máu não, Nhồi máu mạc treo diện rộng… Cũng là nhóm nguyên nhân gây Stroke.

3, Nhóm Nguyên nhân do rối loạn Nội tiết, nội môi và một số bệnh lý khác:

– Mất nước nhiều, cấp tính do say nắng, say nóng nặng nề;

– Vỡ khối u lớn; Vỡ các khối phình mạch, U nang;

– Teo gan vàng cấp: Da vàng khè, thở mùi xê tôn ( Mùi rau quả thối );

– Các bệnh lý nội khoa kéo dài; Hen phế quản ác tính; Bệnh lý truyền nhiễm ác tính: Tả, lỵ, thương hàn thể ác tính ( Đi lỏng liên tục, số lượng và khối lượng lớn, không cầm được, da teo tóp, hôn mê ngay từ đầu… khi chưa rõ nguyên nhân, cũng được xếp vào STROKE(.

C, STROKE là nguyên nhân dẫn tới Đột tử, cái chết không báo trước và để lại hậu quả, di chứng rất nặng nề.

Theo các số liệu thống kê, các trường hợp đột quỵ chủ yếu là do tai biến mạch máu não, mà nhồi máu não là dạng gặp nhiều nhất. Khi bị đột quỵ, tình trạng một phần não bộ bị tổn thương đột ngột do mất máu nuôi và các tế bào não sẽ bị chết gây tổn thương không hồi phục.

Tiên lượng bệnh và Hậu quả tùy thuộc vùng tổn thương, mức độ tổn thương, thời gian tổn thương và kết quả của việc điều trị, chăm sóc. Các di chứng thường là liệt nửa người, liệt chi thể, hậu quả nặng hơn là hôn mê hoặc tử vong ngay trong những giờ đầu.

Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong và để lại di chứng tàn tật cho nhiều người (đặc biệt là người lớn tuổi). Ở các nước phát triển, tỉ lệ tử vong do đột quỵ não chỉ đứng sau bệnh ung thư và các bệnh về tim mạch.

Theo tổ chức Y tế thế giới, tỉ lệ số người mắc chứng đột quỵ não hàng năm chiếm khoảng 1.3 – 7.5 %/1 năm. Khả năng phục hồi chỉ có khoảng 50%, nhưng thường tái phát, tần số tái phát càng ngày càng ngắn lại. Thêm nữa, di chứng tàn phế hoặc một vài dị tật nặng nề như liệt, bại, rối loạn thần kinh, hôn mê kéo dài gây hậu quả rất nặng nề, tốn kém cho bản thân, gia đình và xã hội.

D, NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỘT QUỴ NÃO:

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não là do hậu quả của tăng huyết áp. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ.

Các yếu tố tăng nặng là hút thuốc lá, tiểu đường, các bệnh lý về tim – mạch như thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch, bệnh lý mạch máu ngoại biên…

Chứng tăng mỡ máu, lười vận động thể dục, béo phì, nghiện rượu, căng thẳng thần kinh kéo dài.

ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ :

1, Một số biện pháp cấp cứu ban đầu:

– Khai thông đường thở: Banh miệng, chèn đũa cả ngang miệng, không để người bệnh cắn lưỡi gây chảy máu, tràn máu vào đường thở.

– Nên móc đờm rãi, kéo lưỡi, để nghiêng đầu tránh trào ngược hay sặc thức ăn vào đường thở…

– Đo mạch, huyết áp, nếu thấp thì ủ ấm toàn thân, cho uống trà gừng, xoa bóp dầu nóng… Nếu huyết áp cao thì giỏ một giọt Adalat 10mg dưới lưỡi (Nên và nếu có sẵn), cho uống thuốc an thần trước khi chuyển ngay đi bệnh viện cấp cứu.

– Một số thao tác đông y có lợi: Chích nặn máu các huyệt Thập Tuyên (Mười đầu ngón tay, ngón chân), châm chích huyệt Nhân Trung, kéo dái tai, chích dái tai… Cũng có tác dụng.

– Lau rửa, giữ ấm, sạch cho người bệnh. Không vội vã nhưng khẩn trương, chu đáo đưa ngay vào các trung tâm cấp cứu gần nhất, đưa đến bệnh viện tốt nhất khi có thể. Tránh cầu toàn mà chọn bệnh viện lớn nhưng lại quá xa, vận chuyển kéo dài hay khó khăn… làm chậm mất Thời gian vàng để cấp cứu kịp thời, đúng và đủ cho người bệnh.

2, Điều trị trong bệnh viện:

Sẽ được nhân viên Y tế cấp cứu, điều trị chuyên biệt theo chuyên khoa và các Phác đồ đặc trị bệnh. Thái độ của người nhà: Bình tĩnh, tuyệt đối tuân thủ theo Y lệnh. Đoàn kết, tập trung lực lượng, phân chia công việc để tránh gây rối, chồng chéo và mất mát tình cảm ở những ngời ở lại…

Nhớ kỹ: Xin phác đồ điều trị bệnh, chăm sóc bệnh nhân sau khi ra viện; Hẹn tái khám, kiểm tra định kỳ, và tốt nhất tìm bác sỹ gia đình chăm sóc bệnh lý tim mạmachjrefn luyện, tập vật lý trị liệu chống di chứng tổn thương não bộ và các biện pháp khác.

(Đã nêu trong bài khác, xin đăng lại sau)

E, ĐỀ PHÒNG ĐỘT QUỴ :

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn mặn, hạn chế ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật, nên ăn nhiều trái cây, rau quả. Các chế độ ăn được khuyên thường là Chế độ ăn Địa Trung Hải (Ăn nhiều cá, hải sản, rau củ quả, dầu thực vật, sữa chua, rượu vang, hạn chế thịt đỏ… ) hay cách ăn của người Nhật Bản ( Ăn cá, rau biển, rau quả, đậu nành, gạo, trái cây, trà xanh… ăn đồ tươi, tại nhà; ăn nhẹ nhiều bữa, ít xào nấu, ăn sáng nhiều tối ít… ) để đảm bảo sức khoẻ, không bị cao huyết áp đọt ngột và phòng tránh những bệnh dễ dẫn đến đột quỵ như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì…

Không hút thuốc lá. Hút thuốc lá cũng như bệnh béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐỘT QUỴ lên 1.5 – 2 lần.

Kiểm soát huyết áp. Khoảng 50% người bị đột quỵ là do tăng huyết áp. Trung bình cứ giảm huyết áp được 5mmHg sẽ giảm được 10% nguy cơ bị đột quỵ.

Uống thường xuyên một số thuốc phòng bệnh như: Aspirin, Clopidogrel (Plavix) và Dipyridamole là những thuốc có tác dụng chống kết tập tiểu cầu vì vậy, sẽ ngăn được các cục huyết khối nhỏ, khởi nguyên của các cục máu đông gây thuyên tắc mạch máu….

Sử dụng thường xuyên Aspirin pH8 với liều dùng 75mg – 300mg mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ tim và não.

Clopidogrel và Dipirdamole cũng là những loại thuốc có công dụng tương tự.

F, MỘT SỐ LƯU Ý:

Những việc nên làm sau khi đã bị ĐỘT QUỴ:

– Sau khi được cấp cứu và điều trị kịp thời thì người bệnh nên quay trở lại cuộc sống bình thường như trước và từ bỏ những thói quen không tốt cho sức khoẻ như hút thuốc, uống rượu để tránh bị tái phát đột quỵ.

– Một số việc nên làm: Tập thể dục thể thao: Nên tập thể dục, thể thao theo sở thích và khả năng của mình, tránh tập luyện quá múc gây stress. Trong cuộc sống cần hóa giải các stress tồn tại kéo dài về trí tuệ, cảm xúc, hoạt động của cơ thể cần phối hợp cân bằng, việc làm phù hợp để hạn chế tình trạng bệnh.

– Hoạt động tình dục: Các rối loạn thường gặp là giảm ham muốn, yếu hơn hoặc đôi khi lại rối loạn theo kiểu ngược lại… cần có thời gian để cân bằng lại (Nhưng, phần lớn người bệnh là lớn tuổi, nên các rối loạn này chỉ nói đến ở bệnh nhân còn trẻ…).

– ĐỘT QUỴ và Rượu: Là một chất kích thích thần kinh, bia rượu không thể thiếu trong cuộc sống con người. Với Bệnh nhân ĐỘT QUỴ, kiêng rượu là hàng đầu, cấm tuyết đối uống say. Ngoài ra, Rượu có thể tác động xấu đến tác dụng của một số thuốc phòng ngừa đột quỵ. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, uống một vài cốc nhỏ rượu vang hàng ngày lại có tác dụng rất tốt cho tim mạch và tiêu hóa.

– Tái hòa hợp cộng đồng và lao động trở lại: Tuỳ thuộc vào yêu cầu, tính chất công việc, tùy thuộc những di chứng còn lại sau đột quỵ… để quyết định thời gian trở lại làm việc.

Nên lượng sức, giảm khối lượng công việc, thay đổi phù hợp với từng cá thể, từng việc để tránh stress dẫn đến tái phát đột quỵ.

Nên tránh lái xe trong khoảng thời gian mới ra viện và khi còn uống thuốc trị bệnh, lý do là tác dụng phụ của một số thuốc gây mệt mỏi, yếu cơ, ảo giác… lái xe không an toàn cho bản thân và cộng đồng lân cận.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản nhất có được nhờ Thầy cô dậy, học hỏi và qua kinh nghiệm thực hành bệnh viện.

Mong được cộng đồng biết và cùng phổ biến ngõ hầu có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng.

 

Nguồn: GP Cần Thơ