Chàng
trai trẻ hôm nay đi phỏng vấn tìm việc. Đó là một công ty có tiếng và có vị trí
việc làm phù hợp với năng lực của anh. Anh rất háo hức với viễn cảnh nhận được
công việc chính thức đầu tiên của của đời. Có việc, có thu nhập anh sẽ ngay lập
tức rời khỏi nhà của bố mẹ, lên thành phố này thuê trọ và tận hưởng cuộc sống của
tự do.
Nghĩ
đến cuộc sống tại gia đình với hàng nghìn công việc lặt vặt, vô nghĩa, chẳng tạo
ra thu nhập, chẳng xứng đáng với năng lực của mình làm anh phát ngán. Không những
thế, bố mẹ anh còn phàn nàn liên tục, nhắc nhở liên tục, nhận xét liên tục về
những công việc vô nghĩa đó. Nào là phải dậy đúng giờ dù là ngày nghỉ, là phòng
phải gọn gàng trước khi bước chân ra khỏi nó, để đồ vật vào đúng vị trí sau khi
sử dụng, tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng, kiểm tra vòi nước, dọn sạch sàn
và đóng cửa phòng tắm trước khi rời khỏi nó, vân vân và vân vân… Ôi những lời
nhắc nhở, những điều tủn mủn khiến anh phát điên. Anh đã là một thanh niên, anh
có học thức, anh không muốn bị nhắc nhở những điều tầm thường như thế, nếu có
những lời nhắc nhở, anh muốn nó phải là những điều gì đó lớn lao, về khởi nghiệp,
về khát vọng, về thành công…
Phải
tỉnh táo, phải tự tin, mình phải thắng trong buổi phỏng vấn này: “Chỉ khi mình
thành công trong cuộc phỏng vấn ngày hôm nay thì mình mới có thể thoát khỏi
ngôi nhà tù túng với những lời càu nhàu không ngớt ấy. Mình sẽ được hít thở bầu
không khí tự do. Mỗi lần về thăm nhà bố mẹ sẽ phải ứng xử với mình theo cách
khác, như một vị khách, như một người trưởng thành…”. Chàng trai vừa tự trấn an
mình, lên dây cót cho mình vừa ôn lại trong đầu những bí quyết vượt qua phỏng vấn
tuyển dụng mà cậu đã đọc trong cả chục cuốn sách.
Công
ty lớn, vị trí việc là tốt và mức lương hấp dẫn nên ứng viên rất nhiều. Chàng
trai vẫn phải ngồi đợi đến lượt mình dưới phòng chờ của công ty. Nhìn quanh,
chàng trai thấy có rất nhiều ứng viên đang ngồi trong văn phòng đó. Họ sốt ruột,
họ bồn chồn, họ lặng im hoặc họ đang giở những cuốn bí kíp của mình ra đọc lại
một lần nữa.
Chàng
trai nhìn thấy đèn hiên trong văn phòng vẫn sáng và đã mười giờ sáng. Nhớ lời
cha dặn, anh đứng dậy tắt đèn.
Sau
đó anh nhìn thấy cây lọc nước hai vòi nóng lạnh đặt ở góc phòng chờ, vòi nước
nóng đang rỉ nước tí tách. Anh đi đến và gạt cần gạt nước về đúng vị trí của
nó. Nước nóng đã thôi chảy tí tách ra ngoài. Anh lấy khăn giấy khô ở đó lau những
giọt nước bắt ra xung quanh để máy nước trông khô ráo và sạch sẽ.
Buổi
phỏng vấn thực hiện trên phòng nhân sự, tầng 2 của tòa nhà.
Đã
đến lượt mình, anh rời phòng đợi để lên tầng 2, khi đi lên lầu, anh nhìn thấy
có một chiếc ghế ở ngay lối đi, anh ta đã dọn nó ra và để sang một bên rồi đi
lên tầng hai. Hành lang đợi ngoài phòng phỏng vấn cũng khá đông những người đã
được gọi lên trước anh ngồi chờ. Vài chiếc ghế lộn xộn giữa đường, anh xếp lại
nó vào đúng chỗ, những mẩu giấy ướt, vỏ bánh trên ghế, anh nhặt cho nó vào
thùng rác… và ngồi vào vị trí đợi của mình.
Lúc
này, chàng trai quan sát thấy các ứng viên phỏng vấn trước anh bước vào phòng
phỏng vấn và lập tức bước ra sau khoảng 1 phút. Người nào cũng vậy.
Anh
giữ một ứng viên lại và hỏi thăm thì biết, người phỏng vấn cũng không hỏi gì cả.
Họ chỉ nhận hồ sơ từ ứng viên, nhìn họ vài giây và để họ ra về với câu nói:
Chúng tôi sẽ liên lạc lại khi có nhu cầu.
Số
chàng trai trẻ đã đến. Anh ta đi vào trong và đưa hồ sơ của mình cho người phỏng
vấn. Sau khi xem hồ sơ của anh, người phỏng vấn nói: “Khi nào cậu có thể bắt
đầu đi làm?”
Chàng
trai trẻ đớ người vì ngạc nhiên. Anh đã được nhận???
Nhìn
mặt anh, người phỏng vấn nói: “Hôm nay phỏng vấn không hỏi ai gì cả. Chúng
tôi nhận thấy hành vi của mọi người trên màn hình thông qua camera trong phòng
đây. Mọi hành vi của các bạn từ lúc bước vào tòa nhà, bạn chào người mở cửa ra
sao, làm gì khi ngồi phòng đợi, lên cầu thang và vào đây đều được ghi lại. Mọi
người đến nhưng không ai chào cảm ơn người bảo vệ già mở cửa, không ai tắt vòi
máy nước nóng, không ai tắt đèn. Khi lên cầu thang, chiếc ghế chắn đường
cũng không có ai dọn nó. Không ai thấy những mẩu rác trên ghế ngồi. Bạn có những
giá trị và thói quen tốt. Người không có kỷ luật tự giác thì dù thông minh đến
đâu cũng không thể thành công trong quản lý và cuộc sống”.
Sau
khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Chàng trai về đến nhà và ôm lấy bố mẹ.
Anh
ấy xin lỗi bố mẹ, cảm ơn họ và nói: “Trong cuộc đời con, bằng cấp của con
không có giá trị gì so với những bài học con học được từ cha mẹ, từ những lời cằn
nhằn của cha mẹ trong những vấn đề tưởng như nhỏ nhặt. Hôm nay, con biết rằng
không chỉ trình độ học vấn mà cả những thói quen và giá trị tốt cũng có tầm
quan trọng riêng nếu con muốn thành công trong cuộc sống.”
Để
sống trên thế giới, thiết lập và giữ vững các giá trị tốt đẹp là cần thiết. Tôn
trọng cha mẹ một trong những thành phần quan trọng nhất của các giá trị đó.
Sưu tầm
Từ những câu chuyện nhân văn