TẬP SINH NĂM 1 2023

NHÓM TIÊN KHẤN 2023

Chuẩn Sinh Dòng Đức Bà Truyền Giáo 2023


SỨC KHỎE CON NGƯỜI KHÔNG THỂ TÁCH RỜI KHỎI MÔI TRƯỜNG

 

Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến với các cộng đồng Laudato Si’ ngày 12 tháng 9 tại Hội trường Phaolô VI.

Buổi tiếp kiến với các cộng đồng Laudato Si’, Đức Phanxicô hy vọng hệ sinh thái và công chính đi đôi với nhau.


Nói chuyện với các người tham dự cuộc họp của các cộng đồng Laudato Si’ tại Hội trường Phaolô VI sáng thứ bảy, 12 tháng 9, Đức Phanxicô tuyên bố: “Đại dịch chứng minh cho chúng ta điều này: sức khỏe con người không thể tách rời khỏi môi trường sinh sống.”

Khi ca ngợi các nỗ lực của phong trào – được Đức Giám mục Domenico Pompili, giáo phận Rieti và ông Carlo Petrini, chủ tịch hiệp hội Thức ăn Chậm (Slow Food) thành lập – một tổ chức đặt “hệ sinh thái toàn diện do Thông điệp Chúc tụng Chúa của Đức Phanxicô làm động lực cho các sáng kiến của họ”, Đức Phanxicô nhận thấy, làm thế nào “việc coi thường tạo vật và các bất công xã hội” đã ảnh hưởng lẫn nhau, đến mức “không có sinh thái mà không có công chính và không có công chính mà không có sinh thái.”

Khi nhấn mạnh việc bảo vệ ngôi nhà chung “là nhiệm vụ liên quan đến tất cả mọi người, đặc biệt là các nhà lãnh đạo quốc gia và các hoạt động sản xuất“, Đức Phanxicô hy vọng có một “mong muốn thực sự để giải quyết các  nguyên nhân gốc rễ của biến động khí hậu đang diễn ra”. Ngài cảnh báo “các cam kết chung chung là không đủ và chúng ta không thể chỉ cậy vào sự đồng ý ngay lập tức của các thành viên hoặc các nhà tài chính”. Ngược lại, chúng ta phải “nhìn xa, nếu không lịch sử sẽ không tha thứ. Chúng ta cần làm việc hôm nay cho ngày mai của nhân loại. Người trẻ và người nghèo sẽ yêu cầu chúng ta trả lẽ.”

Sau đó khi bình luận về “hai từ then chốt của sinh thái học toàn diện: chiêm ngưỡng và lòng trắc ẩn”, ngài giải thích “thiên nhiên không còn được chiêm ngưỡng, chiêm ngắm mà bị nuốt chửng”. Chúng ta đã trở nên những người phàm ăn, lệ thuộc vào lợi nhuận và kết quả ngay lập tức và bằng mọi giá. Cái nhìn về thực tế ngày càng phải nhanh chóng, xao lãng, hời hợt hơn bao giờ hết, trong khi tin thời sự cho biết hàng ngàn cánh rừng bị cháy rụi”. Tóm lại, ngày nay tất cả chúng ta ngày càng manh bệnh“tiêu dùng”, tranh nhau để có “ứng dụng” mới nhất, nhưng không còn biết tên người láng giềng của mình, và cũng không còn phân biệt cây này với cây khác.

Vì thế chúng ta cần dành cho mình “thì giờ để  yên lặng, cầu nguyện, giải thoát bản thân khỏi sự giam cầm của điện thoại di động, để nhìn vào mắt của những người xung quanh và của tạo vật”. Vì “ai biết chiêm ngắm thì không bó tay, nhưng tích cực tham gia” và đây là thuật ngữ thứ nhì được Đức Phanxicô khai phá, rằng “lòng trắc ẩn là hoa trái của chiêm niệm”, được định nghĩa bằng hình ảnh hữu hiệu, đó là “vắc xin tốt nhất chống lại đại dịch thờ ơ”. Ngài nói thêm, đại dịch này được định nghĩa “hơi phàm tục”, cụ thể là “sự thờ ơ đi vào trái tim, tâm lý, cho đến khi những chuyện này thành thật”. Vì thế ngài nói rõ, “có lòng trắc ẩn là một quyết định”, có nghĩa”quyết định không xem bất cứ ai cũng là kẻ thù để nhìn người anh em mình trong mỗi người”. Nhưng điều này “không có nghĩa là trở nên khập khiễng và từ bỏ chiến đấu. Thật vậy, những người có lòng trắc ẩn sẽ phải đấu tranh vất vả hàng ngày để chống lại sự lãng phí của người khác, của mọi chuyện”, ngài cảnh báo và trích dẫn một nghiên cứu của cơ quan Lương nông Quốc tế FAO, theo đó “ở các nước công nghiệp, hơn một tỷ tấn thực phẩm ăn được bị vứt bỏ”.

osservatoreromano.va, 2020-09-12

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxico.vn