TẬP SINH NĂM 1 2023

NHÓM TIÊN KHẤN 2023

Chuẩn Sinh Dòng Đức Bà Truyền Giáo 2023


ƠN GỌI - Bài Đọc Cho Từng Người Trong Thinh Lặng

Tiếng Chúa gọi đến với chúng ta nhờ vào một sự trung gian mang tính cộng đoàn. Thiên Chúa gọi chúng ta trở thành một phần của Giáo hội và sau khi chúng ta đạt tới một sự trưởng thành nào đó trong đó, Ngài ban cho chúng ta một ơn gọi biệt loại. Hành trình ơn gọi được cùng đảm nhận với những anh chị em khác mà Chúa ban cho chúng ta: đó là một ơn gọi với [người khác] (con-vocation). Năng động lực mang tính Giáo hội của tiếng gọi là một thuốc giải độc cho sự dửng dưng và chủ nGiáo hộiĩa cá nhân. Nó thiết lập sự hiệp thông trong đó dửng dưng bị biến mất bởi tình yêu, bởi vì nó đòi chúng ta đi xa khỏi chính mình và đặt cuộc đời chúng ta phục vụ kế hoạch của TC, khi ôm ấp lấy những hoàn cảnh lịch sử của Dân Thánh.

 

Nhân ngày dành cho ơn gọi, tôi thúc đẩy tất cả các tín hữu đảm nhận trách nhiệm chăm sóc và phân định các ơn gọi. Khi các tông đồ tìm được một ai để thế chỗ cho Giuđa, thánh Phêrô qui tụ 120 anh chị em lại (x. Cv 1:15); và để chọn ra 7 phó tế, một nhóm môn đồ quy tụ lại (x. Cv 6:2). Thánh Phaolô cho Titô những tiêu chuẩn biệt loại để chọn các vị giám quản (x. Tt 1:5-9). Cả ngày nay, cộng đoàn Kitô hữu luôn hiện diện trong việc phân định ơn gọi, trong việc đào tạo họ và sự kiên trì của họ (x. EG 107).

 

Ơn gọi được sinh ra trong Giáo hội. Từ thời khắc một ơn gọi bắt đầu trở nên hiển nhiên (rõ ràng), nhất thiết phải có một “cảm thức” thích đáng về Giáo hội. Không ai được gọi một cách độc hữu cho một miền đặc thù, hay cho một nhóm hay một phong trào đặc thù, nhưng đúng hơn cho Giáo hội và cho thế giới. “Một dấu chỉ chắc chắn về tính chân thực của một đoàn sủng là đặc tính Giáo hội của nó, khả năng của họ được hoà hiệp hài hoà vào đời sống của dân tín hữu thánh thiện của TC vì phần ích của mọi người“(ibid. 130). Khi đáp lại tiếng Chúa gọi, người trẻ nhìn thấy chân trời Giáo hội của mình trải rộng; họ có thể xem xét những đoàn sủng khác nhau và đảm nhận sự phân định khách quan hơn. Bằng cách này, cộng đoàn trở thành nhà và gia đình ở đó các ơn gọi được sinh ra. Trong niềm tri ân, các ứng sinh chiêm ngắm sự trung gian này của cộng đoàn như yếu tố cốt yếu cho tương lai của mình. Họ học biết và yêu mến anh chị em mình, những người theo đuổi các lối đường khác với lối đường của chính họ; và những sợi dây này kiện cường nơi mỗi người sự hiệp thông mà họ chia sẻ.

 

Ơn gọi tăng trưởng trong Giáo hội. Suốt dòng đào tạo, các ứng sinh cho những ơn gọi khác nhau cần phải tăng trưởng trong hiểu biết về cộng đoàn Giáo hội, vượt thắng những viễn cảnh giới hạn mà tất cả chúng ta có ở lúc khởi đầu. Để đạt mục đích này, đảm nhận một kinh nGiáo hộiiệm tông đồ nào đó cùng với những phần tử khác của cộng đoàn quả là hữu ích; chẳng hạn, đồng hành với giáo lý viên tốt lành, để thông truyền sứ điệp Kitô hữu; cùng với một cộng đoàn tu sĩ, để kinh nGiáo hộiiệm việc loan báo Tin Mừng cho những vùng ngoại biên khi chia sẻ đời sống của đan viện, để khám phá kho tàng của chiêm niệm; trong giao tiếp với các vị truyền giáo, để biết rõ hơn sứ mệnh ad gentes; đồng hành với các linh mục địa phận, để đào sâu kinh nGiáo hộiiệm của mình về đời sống mục vụ trong giáo xứ và trong địa phận. Đối với những người đã trong thời kỳ đào luyện, cộng đoàn Giáo hội vẫn luôn là môi trường đào tạo cơ bản, và ta phải cảm thấy một cảm thức biết ơn đối với cộng đoàn ấy.

 

            Ơn gọi được Giáo hội nâng đỡ. Sau khi cam kết dứt khoát, hành trình ơn gọi của chúng ta trong Giáo hội không kết thúc, nhưng tiếp tục trong việc chúng ta sẵn lòng phục vụ, kiên trì và đào tạo liên tục. Người đã tận hiến cuộc đời cho Chúa thì sẵn lòng phục vụ Giáo hội bất cứ ở đâu Giáo hội cần đến. Sứ vụ của Phaolô và Barnaba là một thí dụ tốt đẹp về sự sẵn sàng phục vụ Giáo hội. Được Thánh Thần và cộng đoàn Antiokia sai đi truyền giáo (x. Cv 13:1-4), họ quay trở về cộng đoàn ấy và tả lại điều Chúa đã thực hiện qua họ (x. 14:27). Các vị truyền giáo được đồng hành và nâng đỡ bởi cộng đoàn Kitô hữu, vẫn luôn còn là một điểm quy chiếu sống động, đúng như một quê hương hữu hình cống hiến sự an toàn cho tất cả những ai đang lữ hành tiến về sự sống vĩnh cửu.

 

Như thế, những ơn gọi được đào tạo tốt đẹp thì quan trọng hơn là có nhiều ơn gọi. Thật vậy, trong năm ngày hội họp với chủ đề “sống trong Đức Kitô theo con đường Sự Sống của Tin Mừng”, Đức Phanxicô nói:

“Không có khủng hoảng ơn gọi ở nơi đâu có những người được thánh hiến có thể chuyển giao vẻ đẹp của sự thánh hiến với chứng từ của họ”. Ngay cả giữa những sự suy giảm con số trong một số cộng đoàn tu sĩ, đào tạo – hơn là sự chiêu mộ – phải chiếm ưu tiên. Như thế, giúp biện phân ơn gọi quả là quan trọng. Ngài nói, ” quả là thiết yếu phải yêu thương chú ý đến con đường của từng người và đòi hỏi theo Tin Mừng trong mỗi con đường đào tạo, khởi đầu với sự phân định ơn gọi, hầu khủng hoảng về số lượng không xác định cuộc khủng hoảng còn nGiáo hộiiêm trọng hơn nhiều [đó] là [khủng hoảng về] “phẩm chất”.” Ngài nói tiếp: “đời sống thánh hiến quả là đẹp. Nó là một trong những kho tàng quý báu nhất của Giáo hội, được đâm rễ trong oơn gọi của phép Rửa tội”.

               Như thế, những người hướng dẫn đào tạo phải nhận ra vinh dự của mình theo ánh sáng nào? Đâu là sự thành công thực sự của họ? Đức Thánh Cha trả lời: Những người chịu trách nhiệm việc đào tạo các người trẻ có “đặc ân tham gia vào công cuộc của Chúa Cha, đấng đào tạo tâm hồn của Chúa Con nơi những người mà Thánh Thần đã kêu gọi“. Nơi từng người bạn trẻ tôi thấy được những vai chính của hiện tại sống với quá khứ, và những người cổ xuý một tương lai được sinh động bởi đức cậy. Những người trẻ, được đánh động bởi tình yêu Thiên Chúa, tìm kiếm con đường mà họ phải tiến bước trong cuộc đời họ trong Giáo hội”. Ngài khích lệ các nhà đào tạo phải là “người cha,người mẹ chân thật cho những người được họ dìu dắt. Họ phải có được một tấm lòng rộng lớn cho giới trẻ, để đào tạo trong chúng những trái tim vĩ đại, có thể tiếp nhận mọi người, những tâm hồn giàu lòng xót thương, tràn đầy sự hiền dịu“.


 

             Những người trẻ phải được đào tạo trong sự tự do khiêm cung và minh mẫn để làm cho mình được Chúa Cha giáo dục mỗi ngày trong đời sống của họ, ở mọi lứa tuổi, cả trong sứ mệnh lẫn trong tình huynh đệ, cả trong hoạt động và trong chiêm niệm.”

Đức Thánh Cha cho thấy: “Sứ vụ thì quan trọng, nhưng cũng quan trọng là đào tạo những người cho sứ vụ, đào tạo niềm đam mê loan báo Tin mừng, niềm đam mê để đi bất cứ nơi đâu, trong mọi ngoại vi, để nói cho mọi người về tình yêu Đức Kitô, cách riêng cho những người xa lạ với Giáo hội, cho những người bé nhỏ, người nghèo và để chính mình được họ phúc âm hoá. Tất cả điều này đòi hỏi một nền tảng vững chắc, một cấu trúc nhân cách Kitô hữu mà ngày nay các gia đình không biết làm sao để cống hiến cho họ. Vì thế, điều này gia tăng trách nhiệm cho anh chị em… Giáo hội yêu mến anh chị em, trân trong anh chị em, và cầu nguyện cho anh chị em; không có anh chị em cộng tác, đời thánh hiến không thể hiện hữu”.

Lm Giuse Nguyễn văn Am, SDB