TẬP SINH NĂM 1 2023

NHÓM TIÊN KHẤN 2023

Chuẩn Sinh Dòng Đức Bà Truyền Giáo 2023


ĐỨC PHANXICÔ, BA TỪ NGỮ CHÍNH TRIỀU GIÁO HOÀNG CỦA NGÀI


Có ba từ ngữ chính trong triều giáo hoàng Đức Phanxicô, ba trục mà nhiều quyết định của ngài xoay quanh: tính đồng nghị, chủ nghĩa giáo sĩ và lạm dụng.

Ba từ ngữ này có lẽ nói lên nhiều điều về cách quản trị hơn là các thành ngữ thoạt nghe đã làm cho công luận chú ý như, “Giáo hội hướng về ngoại vi”, “Giáo hội luôn trên con đường sứ mạng”, “Giáo hội là bệnh viện dã chiến.” Đó là những công thức giao tiếp của Đức Phanxicô, cách ngài muốn tư duy của mình được hiểu và áp dụng vào thực tế, nhưng những từ ngữ chính thể hiện phong cách quản trị, thế giới quan và hướng tới tương lai.

Chữ đầu tiên là tính đồng nghị.

Kể từ khi công bố Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, Evangelii Gaudium, được xem là chương trình của ngài, qua tông huấn này, Đức Phanxicô cho biết ngài muốn hỗ trợ các Giáo hội địa phương. Trong Tông huấn này, người ta còn ngờ rằng một vài chức năng của Bộ Giáo lý Đức tin có thể được trao cho các Giáo hội địa phương.

Ý tưởng về tính đồng nghị được ban truyền thông nói đến rất nhiều. Nó bao gồm các hành động khác nhau: thành lập Hội đồng các hồng y, các hội nghị thượng đỉnh quốc tế như hội nghị thượng đỉnh về lạm dụng tháng 2 năm 2019, thậm chí, trong một thời gian đã có một hình thức mới về các chuyến thăm ngũ niên ad limina trong những bối cảnh đặc biệt, đó là chưa kể đến các sáng kiến như cuộc họp với Thượng hội đồng của Giáo hội công giáo Hy Lạp Ukraina.

Tầm quan trọng của Giáo hoàng đối với một tổ chức như Thượng hội đồng Giám mục, mà tổng thư ký luôn là hồng y – và với Đức Phanxicô thì không nên quên, đó là một trong những hồng y đầu tiên được ngài phong.

Nhưng đó có phải là tính đồng nghị thực sự không? Giáo hội luôn ở trong tình trạng đồng nghị liên tục với các tài liệu “mở” như Tông huấn Niềm vui Yêu thương Amoris Laetitia, đặt tất cả dựa trên phân định cá nhân nhưng không hoàn toàn đóng lại vấn đề. Tuy nhiên, Đức Phanxicô hoạt động như người của chính quyền, một mình quyết định tất cả và dùng tất cả đặc quyền của giáo hoàng. Ngài làm điều này trong các phiên tòa xét xử của Nhà nước Thành phố Vatican (mà ngài cho phép một cách tóm tắt), nhưng ngài cũng làm điều này khi ngài đưa ra quyết định về Giáo hội. Người ta thường nghĩ Đức Phanxicô đang đi theo một hướng, nhưng sau đó ngài cho thấy mình có một quan điểm hoàn toàn khác. Hội nghị thượng đỉnh lạm dụng là một ví dụ về chuyện này. Sau nhiều ngày gần như giáo hoàng hoàn toàn đứng về phía dư luận chống Giáo hội, nhưng ngài đã có một bài phát biểu kết luận không quên chỉ trích giới truyền thông vì cách họ nhấn mạnh vấn đề, thậm chí là những cáo buộc sai trái đối với Giáo hội.

Tính đồng nghị là một hình thức cai trị nhưng có lẽ đó chỉ là bước đầu tiên của một quá trình và chắc chắn không phải là bước cuối cùng. Đôi khi, bước đầu tiên này thậm chí còn không được nghe thấy. Nhưng ý tưởng về một Giáo hội đồng nghị dường như đang chiến thắng, và vì thế nó được sử dụng. Ngay cả Hội đồng Giám mục Ý, gần đây cũng mới họp Đại hội đồng, bây giờ gần như Đức Phanxicô buộc họ phải suy nghĩ theo tinh thần đồng nghị quốc gia, cũng không khác lắm với các đại hội đồng quốc gia nếu không xét về tên gọi và cơ cấu. Nhưng hẳn cứ như vậy.

Từ ngữ chính thứ nhì là chủ nghĩa giáo quyền. Đức Phanxicô luôn nói ngài muốn tránh khuyết điểm chung là luôn xem trọng các linh mục, cho linh mục một tầm quan trọng quá mức, để có thể biến phục vụ thành quyền lực cho chính các linh mục. Kết quả là mọi chuyện đều có thể bị cho là thuộc giáo quyền, trong một giáo triều mà dù sao đều có các quy tắc riêng và xem các giám mục như những nhà lãnh đạo có phẩm trật.

Các biện pháp hạn chế chi tiêu gần đây, chỉ giảm lương các giám chức làm việc tại Vatican cho thấy, giáo hoàng cần phải chứng tỏ, xét cho cùng, các linh mục không có các đặc quyền. Nếu bạn là linh mục hay tu sĩ, bạn không cần lương, có thể bị giảm lương, dù lương này có thể giúp một cộng đoàn nhỏ sống.

Dù với mức lương này, một linh mục có thể giúp một người nào đó, giúp người nghèo chẳng hạn.

Tuy nhiên, việc giảm lương tu sĩ xuất phát từ hình thức ý thức hệ. Các linh mục là những người có đặc quyền. Vì thế các đặc ân phải bị tước ra khỏi các linh mục. Nó không phải là một điều khoản để làm nhẹ các chi phí của Tòa Thánh. Tư vấn bên ngoài không bị cắt giảm. Các giám đốc điều hành chỉ bị ảnh hưởng trên hợp đồng chính, nhưng không ảnh hưởng đến mức lương bổ sung từ hợp đồng sang việc điều hành. Ngân hàng Vatican IOR duy trì mức lương của họ, không phải là mức thông thường của Tòa thánh. Các hồng y mất 10% lương, điều này thay đổi rất nhiều tùy vùng và có tác động đáng kể đến các hồng y của Giáo triều.

Các linh mục được kêu gọi làm gương, từ bỏ tiền kiếm được của mình, và họ có nghĩa vụ phải làm. Nhưng điều này chỉ có tác động kinh tế nhỏ. Ngược lại, nó có tác dụng như cái tát của Đức Phanxicô với nhiều nhân viên, giáo hội, những người đã cống hiến đời mình cho Tòa Thánh.

Nỗi sợ bị cho là giáo quyền quá lớn, đến mức các biện pháp dường như được thực hiện có mục đích làm khó khăn cho giáo sĩ. Có một tâm lý sâu đậm mà Đức Phanxicô đã phát biểu về các bệnh của Giáo triều khi ngài đọc lời chúc Giáng sinh năm 2013.

Nỗi sợ này làm tăng thêm nỗi sợ bị buộc tội về vấn đề lạm dụng. Và lạm dụng là từ ngữ chính thứ ba. Các lạm dụng là công cụ của báo chí để  tấn công Giáo hội. Mọi lạm dụng đều phải được báo cáo, nhấn mạnh và dùng để chống lại chính Giáo hội.

Cách tiếp cận của Đức Phanxicô là công khai. Ngài muốn chứng tỏ cụ thể có một đấu tranh chống các lạm dụng. Ngài đã làm trong cuộc họp thượng đỉnh tháng 2 năm 2019, và sau đó dẫn đến việc sửa đổi các quy định mới của Vatican. Gần đây hơn ngài đã làm như vậy khi bổ nhiệm ông Juan Cruz làm thành viên của Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ em, ông Cruz là người đồng tính, là nạn nhân sống sót sau vụ lạm dụng ở Chi-Lê. Đức Phanxicô làm như vậy để nhấn mạnh việc ngài sẽ không bao giờ tha thứ cho kẻ bạo hành.

Đó là câu trả lời mang ý nghĩa đáng kể dưới mắt truyền thông, và xu hướng chung đó tồn tại khi nói đến Giáo hội. Dù vậy, thái độ của giáo hoàng đối với vấn đề cho phép những cuộc tấn công này tiếp tục, dù bị thao túng và được tài trợ bằng tiền bên ngoài. Ngài không có một phân biệt nào. Ngài muốn cho biết mình là một giáo hoàng biết cách chống lại các lạm dụng.

Thực tế khi nói về lạm dụng, và nói về nó theo một cách nào đó, cũng đã trở thành điều không thể tránh khỏi đối với một số báo chí công giáo. Do đó, khi giáo hoàng bảo vệ hình ảnh của mình và cố gắng làm sao để các tư tưởng của Giáo hội cũng được ủng hộ theo cách này, dù các nhà báo công giáo tấn công Giáo hội về các vụ lạm dụng thì cũng không bao giờ đi vào chi tiết.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)